Báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm
Thực hiện văn bản số 1188/SYT-KH-TC ngày 24/9/2019 của Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2019. Trung tâm Y tế huyện Tam Dương báo cáo những kết quả đạt được như sau:
Phần I: 
Đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế 9 tháng đầu năm 2019
Thực hiện văn bản số 1188/SYT-KH-TC ngày 24/9/2019 của Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác y tế 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2019. Trung tâm Y tế huyện Tam Dương báo cáo những kết quả đạt được như sau:
I. Đặc điểm đơn vị, thuận lợi, khó khăn
1. Đặc điểm 
1.1. Quy mô đơn vị
Trung tâm Y tế huyện Tam Dương được sắp xếp lại theo mô hình Trung tâm Y tế tuyến huyện trên cơ sở sáp nhập 4 đơn vị sự nghiệp Y tế tuyến huyện bao gồm: TTYT, BVĐK, TTATVSTP và TTDS-KHHGĐ.
Đơn vị được giao chỉ tiêu 180 giường bệnh, với nhiệm vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh và các hoạt động chuyên môn khác đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện tại số giường thực kê của đơn vị là 264 giường bệnh, về cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị nội trú của người bệnh.
1.2. Tổ chức Bộ máy
- Lãnh đạo TTYT gồm: Giám đốc, 03 Phó giám đốc.
- 04 phòng (gồm: 03 phòng chức năng và 01 phòng chuyên môn).
- Các khoa gồm: 
+ 12 khoa khối điều trị.
+ 04 khoa khối dự phòng.
- 13 Trạm Y tế xã/thị trấn.
1.3. T×nh h×nh nh©n lùc 
  Hiện tại Trung tâm Y tế huyện Tam Dương có tổng số cán bộ biên chế và hợp đồng theo QĐ68 là 248 người (huyện: 148, xã: 100), bao gồm: có 04 thạc sĩ, 12 BSCKI, 02 BSCKI.YTCC; 43 BSĐK (tuyến huyện: 27, tuyến xã: 16); 05 CN.YTCC; 20 ĐD đại học; 01 Cử nhân Xét nghiệm; 05 Dược sỹ ĐH; 07 ĐH khác và 149 cán bộ khác.
Ngoài ra Trung tâm còn hợp đồng thêm 56 cán bộ (trong đó có 01 BS.CKI, 07 BSĐK và 01 kỹ sư công nghệ thông tin). 
2. Thuận lợi
Đơn vị luôn được sự quan tâm của Sở Y tế và các đơn vị y tế tuyến trên cả về chuyên môn và trang thiết bị kỹ thuật, sự lãnh đạo và sự tạo điều kiện thuận lợi của Huyện ủy, UBND huyện trong mọi hoạt động của đơn vị.
3. Khó khăn 
Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn không đồng đều, cán bộ mới được tuyển dụng và cán bộ hợp đồng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn nên chưa triển khai đồng bộ được kỹ thuật ở các chuyên khoa khác nhau.  
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia hạn chế, gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.
Hiện tại đơn vị có hai cơ sở, do vậy khó khăn trong việc quản lý, triển khai các nhiệm vụ được giao.
Trang thiết bị y tế thiếu chưa đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.  
Nhận thức của nhân dân trong lĩnh vực y tế chưa hoàn toàn đầy đủ, nhất là trong vấn đề chuyển tuyến trên điều trị.
II. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ công tác y tế 9 tháng đầu năm 2019
1. Công tác tham mưu
Đơn vị đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-TTYT ngày 08/1/2019 về Kế hoạch công tác y tế năm 2019 và giao chỉ tiêu kế hoạch chuyên môn cho các khoa, phòng;
Đơn vị đã ban hành văn bản số 52/TTYT-KHĐD và văn bản số 53/TTYT-KHĐD ngày 22/3/2019 về việc đề nghị hỗ trợ đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật khám, chữa bệnh cho đơn vị trong một số lĩnh vực gây mê hồi sức, ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, nội soi chẩn đoán can thiệp, tai-mũi-họng, nội tiết... lên tuyến trên.
Ban hành kế hoạch số 47/KH-TTYT ngày 13/03/2019 của TTYT huyện Tam Dương về tuyên truyền, phòng chống bệnh dịch trên động vật.
Ban hành Kế hoạch số 53/KH-TTYT ngày 09/4/2019 của TTYT huyện Tam Dương về hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ban hành Kế hoạch số 73/KH-TTYT ngày 28/5/2019 của TTYT huyện Tam Dương về việc kiểm tra, đánh giá công tác y tế đối với Trạm Y tế xã/thị trấn 6 tháng đầu năm 2019; Kế hoạch số 82/KH-TTYT ngày 10/6/2019 của TTYT Tam Dương về kiểm tra, đánh giá công tác y tế 6 tháng đầu năm 2019.
Ban hành Kế hoạch số 62/KH-TTYT ngày 02/5/2019 của TTYT huyện 
Tam Dương về phòng chống thiên tai lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2019
Ban hành kế hoạch số 111/KH-TTYT ngày 15/8/2019 về chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021-2025;
Ban hành Kế hoạch số 114/KH-TTYT ngày 26/8/2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trong TTYT huyện Tam Dương; tổ chức lễ ký kết thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa giữa lãnh đạo các khoa, các phòng, các Trạm Y tế xã/thị trấn với lãnh đạo Trung tâm Y tế.
Đề xuất triển khai Đề án “Khu khám bệnh” tại khối dự phòng của đơn vị để phát triển công tác phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; giảm tải cho khối điều trị và giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.
Rà soát nhân lực tại đơn vị để tham mưu xây dựng kế hoạch chương trình 1816, tăng cường sự giúp đỡ về chuyên môn từ các bệnh viện tuyến trên,tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ các Trạm Y tế xã/thị trấn. Cử các đợt cán bộ xen kẽ nhau lên tuyến trên tham gia  học tập chuyển giao kỹ thuật cao.
Xây dựng Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả điều trị đáp ứng nhu cầu và hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
2. Công tác thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh
Thực hiện Đề án số 01- ĐA/TU ngày 30/11 năm 2016 của tỉnh ủy Vĩnh Phúc, văn bản số 90/KH- SYT ngày 28/12/2016, văn bản số 6694/QĐ- SYT ngày 28/12/2016 của Sở y tế Vĩnh Phúc về việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức các cơ quan đơn vị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020, đơn vị đã triển khai thực hiện theo lộ trình của đề án.
Thực hiện Nghị quyết  số 31/2017/NQ- HĐND ngày 24/10/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ công chức, viên chức, lao động hợp đồng thôi việc theo nguyện vọng, đơn vị đã rà soát và thông báo cho các đối tượng trong diện được áp dụng nhằm đáp ứng nguyện vọng đồng thời đảm bảo khách quan, khoa học cho cán bộ CCVC, người lao động.
Thực hiện Nghị định số 146/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật BHYT.
Thực hiện Thông tư số 39/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.
Thực hiện Thông tư số 15/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế Quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán CP KCB trong một số trường hợp.
Thực hiện Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh về quy định mức giá khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Qũy BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh. Đơn vị đã có báo cáo số 10/BC-TTYT ngày 14/3/2019 báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND của đơn vị.
Thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành cũng như của đơn vị, bệnh nhân đến được khám, chữa bệnh tư vấn kịp thời, bệnh nhân điều trị nội trú, 
ngoại trú được làm hồ sơ bệnh án đầy đủ và đúng quy định.
Triển khai đến toàn bộ cán bộ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Triển khai hiệu quả Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2014 của tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định tạm thời hỗ trợ một phần 
chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các văn bản chỉ đạo khác của cấp trên.
Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo quyết định 2348/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
3. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ của đơn vị
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho toàn thể viên chức, người lao động trong đơn vị. Tổ chức có hiệu quả và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ chính trị về việc thực hiện ”Học tập và làm theo tấm g¬ương đạo đức Hồ Chí Minh” trong công nhân viên chức lao động. 
Tăng cường kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của viên chức trong đơn vị. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khoa, phòng nếu để xảy ra tình trạng viên chức dưới quyền quản lý có thái độ lợi dụng nghề nghiệp gây phiền hà, sách nhiễu cho người bệnh và gia đình người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, đơn vị có biện pháp kiên quyết xử lý các viên chức, người lao động vi phạm các quy định của Quy tắc ứng xử.
4. Cung ứng dịch vụ y tế
(Chi tiết các phụ lục  đính kèm)
4.1. Y tế dự phòng
4.1.1. Công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Trước tình hình thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm Trung tâm đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo các Trạm Y tế xã/thị trấn tổ chức điều trị kịp thời cho người bệnh và hướng dẫn cho nhân dân trong công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong nhà trường (đặc biệt là các cháu ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo). Quản lý giám sát chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm và các bệnh dịch lạ nguy hiểm khác. 
Trong 9 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện không có vụ dịch bệnh lớn nào xảy ra, chỉ xuất hiện một số vụ dịch bệnh nhỏ lẻ rải rác như: cúm mùa, sởi, thủy đậu, tiêu chảy,... tuy nhiên các dịch bệnh đã được xử lý kịp thời, không có trường hợp nghiêm trọng nào.
4.1.2. Công tác dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm
 Được triển khai đầy đủ, thường xuyên đến các Trạm Y tế xã/thị trấn trên địa bàn (Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn).
Phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát bệnh không lây nhiễm tại 04 xã (Kim Long, Hợp Hòa, Thanh Vân và Hoàng Lâu).
Tiếp tục điều trị, quản lý người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại Trạm Y tế xã Kim Long và mở rộng thêm 02 xã Vân Hội, Hợp Thịnh (theo dự án của Tổ chức WHO và trường đại học Y tế công cộng). 
4.1.3. Thực hiện các Chương trình mục tiêu y tế-dân số
* Chương trình TCMR: luôn được tập trung, chú trọng. 
Trong 9 tháng đầu năm 2019: 
Số trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin là 1405 trẻ, đạt 63.4% so với kế hoạch năm và đạt 80.9%  so với cùng kỳ năm 2018; Số trẻ em từ 1-5 tuổi được tiêm viêm não nhật bản đủ 3 mũi là 1699 trẻ, đạt 81.7% so với kế hoạch năm và đạt 99.9% so với cùng kỳ năm 2018; Số trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 2 là 1814 trẻ, đạt tỷ lệ 83.3% so với kế hoạch năm và đạt 111.2% so với cùng kỳ năm 2018.
Đơn vị triển khai tiêm vắc xin Combe Five thay thế cho vắc xin quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng trên địa bàn theo chỉ đạo của ngành. Kết quả sau tiêm, không có trường hợp có phản ứng nghiêm trọng nào xảy ra. 
Trong 9 tháng đầu năm 2019, đơn vị không có trường hợp tai biến nghiêm trọng nào xảy ra sau khi được tiêm vắc xin trong tiêm chủng. 
Công tác an toàn tiêm chủng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng. 
4.1.4 Chương trình sức khoẻ sinh sản và Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Hầu hết chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe sinh sản đều đạt tiến độ đề ra. Tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý chăm sóc thai nghén đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trở lên trong thai kỳ là 100%;  tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế là 100%, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh là 100%. Số trẻ đẻ ra sống có cân nặng < 2500g trên địa bàn huyện là 13 trẻ. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi và từ 2-5 tuổi được theo dõi biểu đồ tăng trưởng là 100%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng TE<5 tuổi (cân nặng/tuổi) là 7.04%, tăng hơn 0,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả tại các xã trên địa bàn. Tổ chức triển khai đề án hoạt động tư vấn dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn huyện. Tuyên truyền cho nhân dân, tập trung vào các đối tượng là phụ nữ có thai đi khám thai đúng lịch để được quản lý, nhằm phát hiện sớm, hạn chế tai biến sản khoa; tuyên truyền cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về cách phòng, chống suy dinh dưỡng, tư vấn cách nuôi trẻ khỏe mạnh. 
4.1.5 Chương trình dân số - KHHGĐ 
Mạng lưới dân số - KHHGĐ tiếp tục được triển khai, củng cố và hoàn thiện.
Tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng theo các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về dân số-KHHGĐ và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân số - KHHGĐ. 
Tổ chức tuyên truyền, vận động, phát hiện sớm dị tật, bệnh ở thai nhi cho các đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai. 
4.1.6 Quản lý môi trường y tế
Phối hợp với Trạm Y tế các xã/thị trấn hướng dẫn người dân xử lý rác thải, phân gia súc tại các xã, thị trấn trên địa bàn và kết quả đạt được như sau:
- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh: 75.4%
- Tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh đạt 90%.
Triển khai kế hoạch kiểm tra hướng dẫn công tác vệ sinh lao động các nhà máy xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân tại một số công ty đang đóng trên địa bàn huyện.
4.1.7 Chương trình y tế trường học
Ngay từ đầu năm, đơn vị đã triển khai kế hoạch kiểm tra y tế học đường tại các trường trên toàn huyện. Kết quả đã kiểm tra được 32 trường trên tổng số 44 trường học trên địa bàn. Hầu hết các trường tiểu học và các trường mầm non trong toàn huyện đều có cán bộ y tế học đường.
Đơn vị phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai khám tật khúc xạ cho  trường tiểu học Hợp Hòa và THCS Hợp Hòa với tổng số học sinh được khám là 130.
4.1.8 Chương trình phòng chống HIV/AIDS
Các bệnh nhiễm HIV/AIDS được giám sát chặt chẽ tại cộng đồng, công tác truyền thông được đẩy mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2019, số người nhiễm HIV phát hiện mới là 07 người, nâng tổng số người nhiễm HIV trên địa bàn là 185 người. Số người nhiễm HIV còn sống là 128 người; số bệnh nhân AIDS còn sống là 62 người; số điều trị ARV là 68 người; hiện tại số tử vong là 57 người.
4.1.9 Công tác điều trị Methadone
Hiện tại đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, cơ sở hạ tầng, phòng ốc, trang thiết bị y tế, thuốc và vật tư y tế để sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân điều trị ARV chuyển về đơn vị điều trị.
4.1.10 Công tác truyền thông GDSK
Hàng tháng đơn vị chỉ đạo Khoa Y tế công cộng-Truyền thông GDSK thực hiện theo từng chủ đề về tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh. Kết quả đạt được là:
+ Số lượt phát thanh qua loa truyền thanh của địa phương là 6317 lượt.
+ Tư vấn sức khỏe: 93232 lượt.
+ thăm hộ gia đình 3273 lượt với 6236 người được truyền thông.
+ Làm băng rôn tuyên truyền: 28 chiếc.
Tổ chức hưởng ứng các hoạt động, các chương trình, các ngày lễ lớn như: 
“Chương trình sức khỏe Việt Nam”, “Tuần lễ toàn dân đi đo huyết áp”, “tuần lễ glocom thế giới”....
4.1.11 Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn thực phẩm luôn được ngành quan tâm, công tác tuyên truyền phổ biến Luật An toàn thực phẩm, truyền thông phổ biến kiến thức về An toàn vệ sinh thực phẩm, các nội dung tuyên truyền như: Hướng dẫn người tiêu dùng biết cách chọn mua, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn,  nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu trong dịp Tết: Không uống cồn công nghiệp pha vì có thể gây mù mắt và tử vong; Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân; Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm…
Trong 9 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện không có ca ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.
4.2. Công tác khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng 
Thực hiện nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch của Sở Y tế giao. Trung tâm Y tế huyện Tam Dương đã xây dựng kế hoạch và giao các chỉ tiêu kế hoạch giao cụ thể cho từng khoa, phòng tổ chức triển khai thực hiện. 
Tăng cường điều trị ngoại trú nhằm giảm tải cho các khoa lâm sàng và tuyến trên.
Đơn vị đã đáp ứng và từng bước nâng cao chất lượng trong công tác khám, chữa bệnh đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân. Kết quả hoạt động trong 9 tháng đầu năm đã đạt được kết quả như sau:
- Các chỉ tiêu hoạt động thường xuyên
+ Tổng số lượng bệnh nhân đến khám trong 9 tháng đầu năm là 98151 lượt, đạt 78.2% so với kế hoạch năm và đạt 116.3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó số lượt khám tại Trung tâm là 55743 lượt, đạt 70.4% so với kế hoạch năm và đạt 109.2% so với cùng kỳ năm 2018.
 + Số bệnh nhân điều trị nội trú 12102 lượt, đạt 115.1% so với kế hoạch năm và đạt 101.6% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 9992 lượt, đạt 73.3% so với kế hoạch năm và đạt 118.2% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Số ca đẻ tại bệnh viện là 670 ca, đạt 75.5% so với kế hoạch năm 2018 và đạt 113% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Số ca phẫu thuật: 766 ca, đạt 64.9% so với kế hoạch năm và đạt 105.2% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Số ca thủ thuật: 41345 ca, đạt 65.5% so với kế hoạch năm và đạt 102.5% so với cùng kỳ năm 2018.
+ Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch là 121.8%, đạt 126.9% so với kế hoạch năm và đạt 87.7% so với cùng kỳ năm 2018. 
+ Ngày điều trị trung bình/1 bệnh nhân là 4,9 ngày, giảm 1.1 ngày so với kế hoạch năm nhưng tăng 0,2 ngày so với cùng kỳ năm 2018.
- Trong 9 tháng đầu năm, đơn vị được phê duyệt bổ sung thêm 220 kỹ thuật, thuộc 09 chuyên khoa, chuyên ngành (trong đó số kỹ thuật đúng tuyến là 136, vượt tuyến là: 84). Hiện tại đơn vị được phê duyệt 4054 kỹ thuật (đúng tuyến: 2423, vượt tuyến: 1631), đạt 54% tổng số danh mục kỹ thuật theo phân tuyến và 14% danh mục kỹ thuật theo vượt tuyến trong Thông tư 43/TT-BYT ngày 11/12/2013 và Thông tư 21/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hiện tại đơn vị mới triển khai thực hiện được 80% kỹ thuật tại tuyến và 72% kỹ thuật vượt tuyến trong tổng số các danh mục kỹ thuật đã được phê duyệt 
do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do thiếu trang thiết bị y tế. 
- Trong 9 tháng đầu năm 2019, ngoài tiếp tục thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến, đơn vị triển khai thêm một số kỹ thuật mới như: Phẫu thuật nối thần kinh (01 dây); Nội soi can thiệp cắt 1 polyp ống tiêu hóa <1cm; Nội soi can thiệp cắt 1 polyp ống tiêu hóa >1cm hoặc nhiều polyp; Nội soi dạ dày - tá tràng phương pháp gây mê; Nôi soi đại trực tràng , toàn bộ ống mềm có dùng thuốc gây mê; Nội soi cổ tử cung; Định lượng T3; Định lượng T4; Định lượng TSH, cắt phanh lưỡi,...nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và giảm quá tải bệnh viện.
Trong những năm qua Trung tâm Y tế huyện Tam Dương đã có những phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Y học cổ truyền-PHCN đảm bảo nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt có sự thay đổi vượt bậc trong đầu tư trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong chẩn đoán, điều trị phục vụ công tác chuyên môn. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng luôn được coi trọng và ngày càng được đẩy mạnh đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển y tế chuyên sâu.
Trung tâm Y tế huyện Tam Dương đã xây dựng kế hoạch để triển khai, áp dụng các kỹ thuật mới về khám, điều trị bằng YHCT, YHCT kết hợp Y học hiện đại.
Khoa YHCT - PHCN Trung tâm Y tế huyện Tam Dương hiện có 14 cán bộ, trong đó có 06 Bác sỹ (01 BS chuyên khoa I, 05 Bác sỹ chuyên khoa YHCT); 05 Y sỹ; 02 Điều dưỡng. 
Trong 9 tháng năm 2019 khoa YHCT điều trị: 1759 lượt bệnh nhân, trong đó: 
Điều trị nội trú: 1072 lượt;
Điều trị ngoại trú: 687 lượt. 
Nhiều kỹ thuật được thực hiện tại khoa như: Thủy châm, điện châm, chiếu đèn hồng ngoại, cứu, đắp nến,...
Thực hiện được trên 35769 lượt thủ thuật. 
Ngoài các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng đã áp dụng, đơn vị xây dựng 
kế hoạch đào tạo và cử cán bộ đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn một số chuyên ngành, nâng cao trình độ chuyên môn. 
5. Công tác khác
5.1. Công tác xã hội hóa về y tế, hoạt động liên kết, liên doanh
Trung tâm Y tế huyện Tam Dương tiếp tục thực hiện xã hội hóa hệ thống chạy thận nhân tạo nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn và nhằm giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
5.2. Công tác nghiên cứu khoa học
Đơn vị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và chỉ đạo các khoa, phòng liên quan phối hợp để cán bộ đơn vị tích cực, sáng tạo trong tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng vào thực tiễn. 
Ngay từ đầu năm, đơn vị đã đăng ký với Sở Y tế một số đề cương nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến y khoa có ý nghĩa, áp dụng vào thực tiễn.
6. Đánh giá tình hình thu, chi tài chính trong 9 tháng đầu năm 2019
Đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra sai sót thất thoát về tài chính. 
Có kế hoạch thực hiện thu chi kinh phí một cách khoa học, chi tiết đầy đủ theo tháng, quý, năm. Đảo bảo cung cấp kịp thời đầy đủ kinh phí thuốc, vật tư cho công tác điều trị và các Chương trình hoạt động.
Việc thanh quyết toán các nguồn kinh phí thuộc Chương trình MTQG về y tế được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của từng Chương trình. Phân bổ các quỹ theo quy định.
(Chi tiết các khoản thu, chi, chênh lệch thu chi được thể hiện cụ thể trong phụ lục đính kèm)
7. Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân
7.1. Kết quả cơ bản đạt được
TTYT huyện Tam Dương luôn nhận được sự quan tâm, sự lãnh đạo và chỉ đạo của Sở Y tế, Huyện Ủy và UBND huyện; sự phối hợp của các cấp, các ngành ở địa phương; sự giúp đỡ của nhân dân trong huyện; cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của tập thể Ban Giám đốc, các khoa, phòng và các Trạm Y tế xã/thị trấn trên địa bàn, công tác y tế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong lĩnh vực phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số - KHHGĐ, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.  Những kết quả cơ bản đạt được của đơn vị trong 9 tháng đầu năm 2019:
(1) Tổ chức bộ máy y tế được củng cố từ huyện đến xã, cơ chế, chính sách về con người được chuyển đổi.
(2) Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong đơn vị đã không ngừng đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
 (3) Trong lĩnh vực dự phòng: Đã triển khai thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu và nội dung của các Chương trình y tế; chương trình tiêm chủng mở rộng. Chủ động kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra các vụ dịch lớn trên địa bàn, triển khai có hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, tích cực phối hợp tham gia đoàn liên ngành trong việc kiểm tra giám sát về công tác ATVSTP trên địa bàn.
(4) Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh
Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, số bệnh nhân đến khám và điều trị ngày càng cao ngoài thực hiện các kỹ thuật theo phân tuyến, Trung tâm đã triển khai được một số các kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng mới tại tuyến và vượt tuyến. Bệnh nhân đến khám, điều trị thấy yên tâm, tin tưởng vào trình độ chuyên môn và hài lòng với tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên y tế đơn vị.
Tiến tới sử dụng bệnh án điện tử, thay thế hồ sơ bệnh án giấy do đó giảm được nhiều thời gian viết lách hồ sơ bệnh án của bác sĩ và cán bộ y tế, đồng thời thời gian thăm khám cho bệnh nhân được kéo dài hơn.
Dần dần hạn chế, thay thế các sản phẩm làm từ chất liệu nhựa bằng các vật liệu thân thiện với môi trường hơn trong môi trường y tế tại đơn vị sau khi thực hiện Chỉ thị 08 của Bộ Y tế. 
(5) Trong công tác dược - vật tư y tế: đã thực hiện cung ứng thuốc, vật tư y tế có chất lượng đảm bảo, đầy đủ, kịp thời, với giá thành theo kết quả đấu thầu thuốc tập trung, đáp ứng được nhiệm vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh.
 (6) Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn được thực hiện thường xuyên. Người dân thấy tin tưởng khi sử dụng các nguồn thực phấm được cung cấp trên địa bàn. 
(7) Cơ sở hạ tầng - trang thiết bị
Trong 9 tháng đầu năm, đơn vị đã cân đối nguồn kinh phí mua sắm, sửa chữa một số trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn tại khoa, phòng. Đồng thời sửa sang, nâng cấp 1 số khu nhà điều trị như: khu nhà khám bệnh, khu nhà Hồi sức cấp cứu, Khu nhà khoa Nội A...
7.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác y tế của huyện Tam Dương cũng còn có những hạn chế, tồn tại chủ yếu là: 
7.3. Về nhân lực y tế: Số lượng bác sỹ, dược sỹ đại học và một số đại học khác của đơn vị được tăng lên đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân nhưng bên cạnh đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận nhỏ cán bộ và nhân viên y tế còn hạn chế. Số thầy thuốc giỏi, có kinh nghiệm; cán bộ quản lý giỏi, có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực chưa nhiều dẫn đến việc triển khai các kỹ thuật cao tại đơn vị đạt tỷ lệ chưa cao. 
7.4. Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế
 Đa số các trang thiết bị đang sử dụng được đầu tư từ những năm 2002 – 2006, một số đã hỏng trong khi đó đầu tư mới chưa có.
Các thiết bị y tế còn thiếu, một số thiết bị hiện đại, tiên tiến còn chưa 
đồng bộ.
 Cơ sở hạ tầng, các hạng mục công trình được đầu tư, cải tạo nhưng còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ trong mọi lĩnh vực hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị. 
Việc cung ứng thuốc, hóa chất và những vật tư thiết yếu tại đơn vị còn phụ thuộc vào đấu thầu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều trị và thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.  
7.5. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan
Một số ban ngành địa phương chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và vai trò của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, quan niệm rằng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ của riêng ngành y tế.
Sự biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng khó kiểm soát, nhiều dịch bệnh mới nguy hiểm phát sinh, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi một số bệnh không lây như bệnh tim mạch, bệnh chuyển hóa, ung thư, tai nạn thương tích… trong 9 tháng đầu năm 2019 gia tăng.
Kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho tuyến huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn, do vậy một số người bệnh phải chuyển tuyến.
* Nguyên nhân chủ quan
Một số cán bộ y tế được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn. Do vậy, dẫn đến việc đơn vị thiếu nhân lực ở từng thời điểm.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao y đức cho cán bộ được triển khai thường xuyên nhưng chưa được giám sát, đánh giá kết quả kịp thời.
Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu chuyên 
môn tại các khoa phòng chưa nghiêm ngặt dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Phần II
Các giải pháp và nhiệm vụ  trọng tâm công tác y tế 3 tháng cuối năm 2019
I. Mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể
1. Mục tiêu chung 
Tiếp tục triển khai các dịch vụ y tế có chất lượng, bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Triển khai các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia, thực hiện các biện pháp phòng chống các loại dịch bệnh có thể xẩy ra, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số. Đánh giá kết quả chất lượng bệnh viện 6 tháng cuối năm đạt từ điểm khá trở lên.
2. Mục tiêu cụ thể 
Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp, không để dịch lớn xảy ra. Cụ thể: Khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc các bệnh sốt xuất huyết, viêm gan B, viêm não Nhật Bản B; khống chế cơ bản bệnh lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục; duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. 
Tuyên truyền chế độ tập luyện hạn chế các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi  chức  năng ở đơn vị. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu.  
Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số, bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi. 
Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng. 
Tiếp tục cử các bác sỹ, điều dưỡng lên tuyến trên học tập theo hướng cầm tay chỉ việc, đáp ứng các nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân. 
Cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị có chất lượng với giá cả hợp lý. Sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.
Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.
Triển khai điều trị bệnh nhân ARV tiếp nhận từ tuyến trên theo đúng hưỡng dẫn và theo đúng quy định. 
Tiếp tục thực hiện lập hồ sơ, quản lý sức khỏe cá nhân trên địa bàn đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.
Triển khai thực hiện đồng bộ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án viết tay tại đơn vị.
Điểm đánh giá kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện 6 tháng cuối năm 2019 đạt từ 3.2 trở lên.
II. Các giải pháp và nhiệm vụ
2.1. Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch phòng chống các loại dịch bệnh, chỉ đạo các Trạm Y tế xã/thị trấn theo dõi sát, chặt chẽ tình hình các bệnh dịch, báo cáo và tổ chức xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra rộng. Đảm bảo cung ứng đủ vắcxin, phục vụ công tác tiêm chủng, không để tình trạng thiếu văc xin.
Phát huy và làm tốt các kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng theo phân tuyến, triển khai thêm các kỹ thuật mới theo điều kiện của đơn vị. 
Tăng cường thu dung bệnh nhân vào điều trị, nâng cao chất lượng, sự hài lòng người bệnh. Tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn phấn đấu đạt và vượt so với kế hoạch giao. cải tiến chất lượng của khoa khám bệnh theo thông tư 19/2013/TT-BYT của Bộ Y tế.
Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh, kiểm tra các nội dung An toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện.
Tăng cường truyển thông về Dân số-KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiểm soát tốt mất cân bằng giới tính khi sinh, đảm bảo cơ cấu dân số.
Đảm báo cung ứng đủ thuốc, vật tư, hóa chất trong công tác khám, chữa 
bệnh, phòng bệnh, mọi người bệnh khi đến khám, chữa bệnh được sử dụng các thuốc tốt nhất, không để tình trạng thiếu thuốc.  
Thực hiện tốt công tác quản lý tài chính, các khoản thu chi đúng với quy định của Luật ngân sách Nhà nước.   
 2.2. Giải pháp
 Để thực hiện những mục tiêu trên, TTYT đề ra các giải pháp chủ yếu như sau:
* Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh  
 Triển khai các giải pháp tổng thể để giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên; Chú trọng đến công tác khám, điều trị YHCT, phục hồi chức năng.
Triển khai thực hiện Đề án “ Khu khám bệnh” tại địa điểm khối dự phòng của đơn vị.
Tăng cường sự hài lòng cho người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm; kiện toàn cơ chế xử lý, phản hồi ý kiến, bảo vệ quyền lợi của người bệnh; áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp và ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh.
Nâng cao năng lực quản lý tại đơn vị, bảo đảm khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính. Phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: tăng cường kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc; thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chuyên môn, bảo đảm an toàn cho người bệnh và công khai minh bạch trong quản lý, hoạt động chuyên môn và phân bổ nguồn lực. Tăng cường giáo dục y đức, quy chế ứng xử cho cán bộ y tế.
Tăng cường đầu tư trang thiết bị và chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện một số kỹ thuật cao theo phân tuyến.
* Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống dịch bệnh chủ động; thiết lập hệ thống giám sát, phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, phát hiện các đối tượng nguy cơ cao của bệnh không lây nhiễm để chủ động tư vấn, hướng dẫn điều trị dự phòng. 
Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại theo quy trình.  
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc 
gia về y tế.
Tham mưu với cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, vai trò của dân số với sự phát triển xã hội tới mọi người dân; Tăng cường giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường.
Triển khai, cung cấp đủ, kịp thời dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.
Xây dựng kế hoạch cử cán bộ tham gia đào tạo, tập huấn về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sơ sinh.
Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin số liệu về dân số, sức khỏe sinh sản trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, số liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của đơn vị.
* Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
Phát triển mạng lưới truyền thông - giáo dục sức khỏe. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động và kỹ năng truyền thông – giáo dục sức khỏe cho cán bộ trong đơn vị.
 Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tình dục không an toàn, dinh dưỡng không hợp lý; về sức khỏe học đường, dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, rèn luyện thể dục - thể thao, giúp người dân có các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tật, tự rèn luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe. 
* Công tác phát triển nguồn nhân lực y tế
Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có y đức tốt, tâm huyết, trách nhiệm, cơ cấu hợp lý và đồng bộ, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám chữa bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân.
 Thực hiện các chính sách thu hút, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế có trình độ đại học và sau đại học về công tác tại đơn vị.
 Chú trọng công tác cán bộ và đào tạo cán bộ, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể, phân kỳ chiến lược ngắn hạn, dài hạn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đủ mạnh đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
 * Đầu tư các trang thiết bị y tế
Sử dụng ngân sách Nhà nước để mua sắm những trang thiết bị không có khả năng liên doanh, liên kết với nhà đầu tư như: Thiết bị y tế cho hệ dự phòng; Lĩnh vực chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Hồi sức cấp cứu...Trang thiết bị ở các lĩnh vực như: Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm; các thiết bị thuộc khối chuyên khoa lẻ như: Mắt; Tai – Mũi – Họng; Răng - Hàm - Mặt và một số thiết bị y  tế thuộc lĩnh vực thăm dò chức năng khác. 
Huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế (áp dụng tại Điều 10. Nghị định số 69/2008/NĐ – CP ngày 30/05/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường). Nguồn thu và 
phân phối kết quả tài chính thực hiện theo quy định hiện hành.
* Các giải pháp khác 
Phát triển khoa học - công nghệ y tế; Đảm bảo cung ứng, quản lý thuốc vắc xin, sinh phẩm; Tăng cường Hợp tác quốc tế; Phát triển hệ thống thông tin y tế; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế.
* Đối với các Trạm Y tế xã/thị trấn
Chỉ đạo các Trạm Y tế xã/thị trấn tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại địa phương giám sát, phát hiện, báo cáo dịch kịp thời; tích cực triển khai khống chế không để dịch lớn xảy ra.
Triển khai tốt công tác tiêm chủng đảm bảo tất cả các trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ.
Thực hiện tốt công tác truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chủ động ngăn ngừa bệnh tật, lây nhiễm và không lây nhiễm. 
Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các bếp ăn tập thể trong xã.
Thực hiện công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn quản lý, tiếp tục quán triệt thực hiện tốt 12 điều y đức, quy tăc ứng xử theo Thông tư 
07/2014/TT-BYT.
Tiếp tục triển khai, thực hiện các kỹ thuật khám, chữa bệnh theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 và Thông tư số 21/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật chuyên môn để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Tiếp tục đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân đến khám, không để tình trạng thiếu thuốc.
Hoàn thiện và bổ sung vườn cây thuốc nam theo quy định 
Đề xuất với cấp ủy Đảng chính quyền địa phương có kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa các hạng mục, công trình đã xuống cấp, để phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
3. Kiến nghị, đề xuất
Có những chính sách ưu đãi, thu hút bác sỹ giỏi về tuyến huyện như: Bác sỹ giỏi về tuyến huyện công tác không phải qua thi tuyển viên chức, được hỗ trợ  một phần kinh phí sau khi tốt nghiệp về làm việc tại tuyến huyện.
Mở rộng diện tích Trung tâm Y tế huyện Tam Dương từ 2,4ha lên 4ha để đảm bảo công tác phòng bệnh, khám, chữa bệnh, an toàn thực phẩm, Dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Đầu tư cho Trung tâm máy CT Scanner để mở rộng dịch vụ kỹ thuật, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ tại chỗ cho người dân.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 9 tháng đầu năm 2019 
và phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2019 của Trung tâm Y tế huyện Tam Dương./.
Trân trọng báo cáo!
Nơi nhận:
- Sở Y tế;
- Ban giám đốc TTYT;
- Lưu VT, KHĐD.                                                             T. GIÁM ĐỐC
  PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

  Lăng Văn Tiến







Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất Cả: 0
Đăng nhập